Trước đó, các nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 đến ngày 28/4. Trong khoảng thời gian này, người dân không được rời khỏi nhà trừ khi quá cần thiết, được phép đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm 3 lần mỗi tuần và bị cấm tụ tập.
Tuy nhiên, đêm 23/4, chính quyền Phnom Penh thông báo đóng cửa tất cả các khu chợ do nhà nước điều hành và chợ dân sinh tại thủ đô trong vòng 14 ngày, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên diện rộng, vì các khu chợ này được xác định là nguồn lây nhiễm lớn cho cộng đồng.
![]() |
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Mazda ngừng hoạt động. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Audi ngừng hoạt động. Ảnh: Hà Chi |
Tính đến ngày 23/4, tổng số ca Covid-19 tại Campuchia đã lên tới 8.848 người (trong đó 8.301 ca liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2). Phnom Penh và tỉnh Preah Sihanouk vẫn là hai nơi có số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất.
Cứu trợ người gốc Việt trong khu vực phong tỏa
Trong một diễn biến khác, báo Tin tức cho hay, sáng 24/4, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp cùng đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh và Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức tặng đồ cứu trợ khẩn cấp cho 350 hộ gia đình của bà con gốc Việt tại khu vực chùa Champa, quận Chbar Ampov.
![]() |
Một công trường vắng lặng. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Cây xăng đìu hiu, chỉ có một nhân viên ngồi trông hàng. Ảnh: Hà Chi |
Cụ thể, 350 phần đồ cứu trợ gồm gạo, khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đã được chuyển tới tận tay những người gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian thủ đô Phnom Penh bị phong tỏa.
Trước đó, nhóm cứu trợ cũng trao 150 phần đồ cứu trợ cho Đại diện Ủy ban phường Kbal Koh để chuyển tới 150 hộ gia đình Khmer. Các bác sỹ và nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh đã trích quỹ lương để mua ủng hộ 10 tấn gạo tặng cho 500 hộ gia đình trong đợt cứu trợ này.
![]() |
Đường phố vắng lặng, chỉ còn một vài chiếc xe lưu thông. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Phnom Penh đang tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt. Ảnh: Hà Chi |
Dự kiến trong tuần tới, Đại sứ quán Việt Nam sẽ phối hợp với Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia và một số nhà hảo tâm tổ chức phát quà cứu trợ cho bà con gốc Việt và Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực Chak Angre (quận Mean Chey, Phnom Penh).
Cũng trong ngày 24/4, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Preah Sihanouk đã ra thông cáo chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng người Việt tại thành phố Preah Sihanouk đang gặp phải, trong bối cảnh chính quyền tỉnh Preah Sihanouk ban hành lệnh phong tỏa thành phố Preah Sihanouk trong 14 ngày (từ ngày 23/4 đến 6/5).
![]() |
Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ trên đường phố. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ trên đường phố. Ảnh: Hà Chi |
Thông cáo nêu rõ trong giai đoạn này, bà con gốc Việt ở thành phố Preah Sihanouk cần hỗ trợ lương thực có thể trực tiếp đến nhận tại Tổng lãnh sự quán (Số 310 đường Ekkareach, phường 3, thành phố Preah Sihanouk). Bà con trong “khu vực Đỏ” cần hỗ trợ lương thực, Tổng lãnh sự quán sẽ bố trí mang đồ cứu trợ đến khu vực này nếu được sự cho phép đi lại của cơ quan có thẩm quyền.
Thêm một số hình ảnh khác về cảnh phong tỏa ở Phnom Penh.
![]() |
Nhiều cửa hàng kinh doanh chuyển sang bán hàng online. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Trường học Boeng Trabek tại thủ đô Phnom Penh đóng cửa từ trước lệnh phong tỏa. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Một người vô gia cư trên đại lộ Monivong. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Monivong cửa ngõ thủ đô. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Khu dân cư Boeng Trabek, Phnom Penh thực hiện lệnh phong tỏa. Ảnh: Hà Chi |
![]() |
Cửa hàng kinh doanh chuyển sang bán hàng online. Ảnh: Hà Chi |
Hà Chi(trực tiếp từ Phnom Penh)
Thị trưởng Phnom Penh, Campuchia, ông Khuong Sreng hôm 20/4 đã chỉ định sử dụng một số khu vực thuộc ba quận ở nơi đây làm Vùng Đỏ để ngăn Covid-19 hiệu quả hơn.
" alt=""/>Campuchia vật lộn chống CovidGà tây, thịt lợn muối, bánh quy gừng, bánh khúc cây… là một số món ăn, bánh kẹo không thể thiếu vào dịp Giáng sinh ở các quốc gia trên thế giới.
" alt=""/>Kỹ thuật làm đùi gà điêu luyện của đầu bếp Trung QuốcCháo ấu tẩu, còn được gọi với các tên khác như cháo ô đầu hoặc cháo phụ tử, được nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, trứng gà cùng ớt và các loại rau mùi. Từ lâu, cháo đã được người Mông dùng như món ăn giải cảm, sau này được người dân Hà Giang biến tấu, thêm vào một số loại gia vị khác nhau, dần dà món cháo ấu tẩu trở thành “đặc sản” nơi đây.
Cháo được nấu với bột củ ấu tẩu, vốn rất độc, nên phải trải qua nhiều công đoạn giảm bớt độc tính của nó, ninh với nước từ chân giò lợn trong 4 tiếng, cuối cùng khi múc ra thì đập trứng gà vào, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô để gia tăng tác dụng giải cảm của cháo. Khi đã hoàn tất, bát cháo có sắc nâu đậm như cháo lòng, vị bùi béo, thơm và ngọt, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Cháo bột (cháo vạt giường) Quảng Trị
Hay còn có tên là cháo vạt giường (cháo bánh canh) cá lóc. Đây là một món cháo không giống với bất kỳ món cháo nào, không sệt hay đặc quánh mà được nấu với hai nguyên liệu chính là bột gạo cùng cá lóc.
![]() |
Cháo bột thơm ngon, thực sự từ lâu đã trở thành một trong những món ngon đặc sản địa phương để du khách thưởng thức cho biết ẩm thực ở vùng nắng gió này phong phú thế nào.
Cháo bột ngon nhất khi ăn nóng, một tô cháo bột nhỏ nhỏ có thêm một vài nhúm sợi vạt giường rồi thịt cá lóc phi thơm lừng ở phía trên,thêm hành ngò, ớt xắt rắc lên trên và tất nhiên không thể thiếu lòng cá lóc, chan nước dùng ngập bề mặt.
Cứ thế mà sì soạp húp nghe vị ngọt, vị cay xè xen lẫn nơi đầu lưỡi đậm đà khó quên. Một tô cháo bột nghi ngút khói, một tay cầm đũa gắp và thưởng thức sợi vạt giường, một tay dùng thìa múc nước cháo, vừa ăn vừa xuýt xoa hỏi sao không thú vị thích thú cho được.
Cháo yến sào Khánh Hòa
![]() |
Yến sào được cả thế giới biết đến và ưa chuộng do chứa hàm lượng protein cao, trong đó có đến 18 loại axit amin có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, đồng thời giúp tăng cường trí nhớ và tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, phục hồi sụn trong những trường hợp thoái hóa khớp.
Với cách chế biến khá đơn giản và đa dạng, có thể nấu với gạo nếp, gạo thường hoặc nếp than và kèm thêm với những nguyên liệu khác như thịt bằm, thịt gà, cháo yến sào Nha Trang được ưa chuộng vì rất bổ dưỡng, đặc biệt cho người bệnh. Chỉ với một khẩu phần cháo yến sào nhỏ, bạn đã có thể bổ sung rất nhiều năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, với nguyên liệu đắt đỏ là yến sào nên giá 1 nồi cháo loại này có thể lên đến tiền triệu.
Cháo lòng Cái Tắc
Người ta thường nói rằng, ai có tới Hậu Giang, đã “lỡ” đi ngang qua chợ Cái Tắc thì phải ghé vào “làm” ngay một tô cháo lòng, đặc sản Cái Tắc. Mặc dù cháo lòng là món thông dụng, khắp mọi miền đất nước nơi nào cũng có, mà mỗi nơi cách nấu ăn lại cực kỳ đa dạng, thế nhưng cháo lòng Cái Tắc lại nổi bật hơn cả, được nhiều người biết đến và trở thành “đặc sản” của đất Hậu Giang.
![]() |
Khác với cháo đặc tại nhiều nơi, cháo lòng tại Cái Tắc là cháo lỏng, nước cháo ngọt và rất thơm, bên trên còn được “đính kèm” tim, gan, phèo, lưỡi, cật, thịt… mà miếng nào miếng nấy dày cui. Nếu chỉ có thể thì chắc cháo lòng Cái Tắc đâu có gì đặc biệt, cháo còn ngon ở nước chấm.
Nước chấm của cháo phải là nước mắm nhỉ, thêm vài lát ớt tươi hoặc ớt ngâm dấm, vắt vào tí nước chanh rồi cho nước chấm và ăn cùng cháo, hoặc để chấm ăn với lòng. Đôi khi thực khách khó tính ăn cháo sẽ nói có mùi tanh của lòng. Bởi thế, khi ăn phải thêm vào rau thơm, rau đắng, bắp chuối và giá để vừa thêm mùi vị, vừa át mất mùi tanh của lòng.
Các quán cháo tại đây mở cửa từ sáng sớm đến tối khuya, khách thập phương thường chọn đây làm điểm dừng chân, ăn cháo cho ấm bụng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình. Người ta thường nói ăn cháo mau đói, nhưng nếu khách đã ăn một tô cháo lòng Cái Tắc chính hiệu sẽ no và đủ sức làm việc cả ngày.
Cháo tống Cà Mau
Cháo tống là đặc sản nổi danh ở vùng đất mũi Cà Mau, được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất - thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Nam Bộ như lẩu cá, lẩu mắm.
Khi ăn cháo rau đắng sẽ thấy vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng khi nuốt qua cổ họng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại. Thường vào mùa khô, rau đắng mới sẵn có và được coi là tinh hoa của đất, mọc lên từ những gốc rạ, thân mảnh mai, màu trắng muốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
![]() |
Thịt cá lóc được thái mỏng tang, thêm chút gia vị, hạt tiêu, bột ngọt, ớt tươi, nước mắm ngon. Khi ăn, người chế biến mới cho rau đắng lót dưới đáy bát, trên bày thịt cá rồi múc cháo đang sôi lục bục trên bếp đổ vào, thêm chút hạt tiêu, nước mắm, ớt tươi, vậy là có một bát cháo tống ngon đậm đà.
Lớp cá ở dưới với nhiệt độ nóng của cháo mà tới chín, không bị bở, nát và vẫn giữ được độ ngọt. Lấy đũa lật miếng cá ở phía dưới, ăn cùng với cọng rau đắng, chút rau thơm, cảm giác vị ngọt, đắng hòa quyện cứ tan ở đầu lưỡi, khiến du khách muốn ăn mãi không thôi.
- Có giá 1 ngàn đồng, ăn kèm những món như dưa mắm, trứng muối, quán cháo 'Về đây em' là nơi yêu thích của những người dân lao động với mức giá rẻ mà vẫn ngon, gắn bó với người Sài Gòn suốt 17 năm qua.
" alt=""/>Top 5 đặc sản cháo: Loại vừa ăn vừa run, loại tiền triệu một nồi